Hoàn cảnh và lịch sử Harmonices_Mundi

Có thể ước đoán rằng Kepler đã bắt đầu công việc để cho ra đời Harmonices Mundi vào năm 1599. Đó là năm mà Kepler có gửi bức thư đến Michael Maestlin để nói về tài liệu và chứng minh toán học ông dự định để sử dụng cho tác phẩm tiếp theo của ông. Lúc đó, ông định đặt tên tác phẩm là De harmonia mundi. Kepler đã nhận ra rằng nội dung của tác phẩm ông đang dự định viết gần giống với những gì được viết trong Harmonica của Ptolemy, nhưng điều không phải la mối bận tâm lớn lắm bởi vì Kepler sẽ sử dụng mô hình mới. Đáng chú ý nhất trong mô hình đó là việc cho rằng quỹ đạo chuyển động của các hành tinh có hình elip trong hệ thống Copernicus. Điều này cho phép Kepler khám phá ra những định luật mới. Một sự phát triển quan trọng khác cho phép Kepler đề ra mối quan hệ hành tinh - sự hài hòa của ông đó là việc từ bỏ điều chỉnh Pythagoras như là nền tảng của đồng nhất trong âm nhạc và chấp nhận các tỷ lệ âm nhạc được ủng hộ về mặt hình học. Đó là điều cho phép Kepler liên hệ đồng nhất trong âm nhạc và vận tốc góc của các hành tinh. Chính vì thế Kepler có thể lý lẽ mối quan hệ của ông sẽ cho bằng chứng rằng Chúa đang làm việc như là một nhà hình học lớn, hơn là số học Pythagoras.[3]

Khái niệm về hòa âm về bản chất tồn tại cùng khoảng cách của các hành tinh là ý tưởng tồn tại trong triết học Trung Cổ trước Kepler. Musica Universalis là hình ảnh triết học ẩn dụ được dạy trong quadrivium và thỉnh thoảng được nhắc đến như là âm nhạc của hình cầu. Kepler đã bị hấp dẫn bởi ý tưởng này khi ông tìm kiếm sự giải thích cho sự sắp xếp về mặt tỉ lệ của các vật thể thiên đường.[4] Cần phải lưu ý rằng Kepler sử dụng thuật ngữ "sự hài hòa" không có hàm ý về âm nhạc mà là về một ý nghĩa rộng hơn bao gồm sự đồng nhất trong tự nhiên cũng như cách làm việc của các vật thể trên Trái Đất và trong vũ trụ. Ông dã lưu ý rằng sự hòa âm là một sản phẩm của con người, được phát triển từ các góc, tương phản sự hài hòa mà ông nhắc đến như là một hiện tượng tương tác với tâm hồn con người. Đến lượt nó, điều này cho phép Kepler tuyên bố rằng Trái Đất có một tâm hồn bởi vì nó được cấu tạo để đáp ứng sự hài hòa thiên văn.[3]